Hiện nay, không khó để bắt gặp xe container ở các thành phố có cảng biển, trên những trục đường quốc lộ hay gần các khu công nghiệp chế xuất. Xe container trở nên rất phổ biến đáp ứng cho nhu cầu của ngành vận tải nói chung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng. Đối với những doanh nghiệp muốn bắt tay vào lĩnh vực vận tải, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin chung và các điều luật về loại xe này.
Thời điểm hiện tại, doanh nghiệp vẫn đau đáu tình trạng xe chở hàng đủ theo chuẩn quốc tế, theo cho phép của đăng kiểm, nhưng vẫn quá tải trên hầu hết các tuyến đường của Việt Nam.
Trước tiên là ở vấn đề tải trọng cầu đường, đa số các tuyến cầu đường ở Việt Nam còn có tải trọng thấp, gây khó khăn trong việc vận tải hàng hóa. Chẳng hạn, trên tuyến quốc lộ 52 (Xa lộ Hà Nội) đi vào cảng Cát Lái (cảng giao nhận hàng hóa lớn nhất nước hiện nay), ở cầu Suối Cái nằm gần ngã ba Khu công nghệ cao TPHCM gắn biển tải trọng cầu 20 tấn, còn ở cầu Sài Gòn lại gắn biển tải trọng cầu là 25 tấn gây khó khăn cho doanh nghiệp vận tải.
Đa số các tuyến cầu đường hiện nay vẫn còn gắn biển báo tính theo tổng trọng lượng cả xe và hàng tối đa không quá 30 tấn - mà không chú ý đến số lượng trục chuyên chở container, theo như thông tư 46/2015/TT-BGTVT Bộ GTVT đã quy định. Một số nơi đặc biệt như trong ví dụ trên thậm chí cho phép mức tải trọng thấp hơn là 25 tấn tính cả trọng tải của hàng hóa chuyên chở. Do vậy, gần như 100% xe tổ hợp đầu kéo chở container đều vi phạm lỗi quá tải trọng cầu. Điều này lại càng khiến cho các nhà vận tải lúng túng khi sắp xếp hàng hóa và lựa chọn con đường vận chuyển tốt nhất mà vẫn tuân thủ đúng theo luật giao thông. Trong những trường hợp này, cho dù là là xe tiêu chuẩn quốc tế, chở hàng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế quy định, được cơ quan đăng kiểm Việt Nam cho phép, cũng chưa chắc đã được lưu thông bình thường trên hệ thống đường bộ đã được đầu tư nâng cấp theo tiêu chuẩn tiên tiến nhất tại Việt Nam.
Đọc thêm tại:
[Để xem được liên kết này xin vui lòng Đăng nhập hoặc Ghi danh. ]